.


nơi hội tụ văn chương - nơi hội tụ văn chương - nơi hội tụ văn chương

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012


Tản văn của Huỳnh Kim Bửu


“Thiều quang chín chục”





Mùa xuân là mùa của lễ hội, mùa của những thú du xuân. Thơ chữ Hán tả thú bốn mùa, đã viết về thú mùa Xuân là đi dạo chơi trên những thảm cỏ non tơ: “Xuân du phương thảo địa”. Thi hào Nguyễn Du mở đầu Truyện Kiều tả một cuộc du xuân của ba chị em Thúy Kiều với cảnh đất trời đẹp đẽ và những cuộc gặp gỡ chẳng dè đó vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của bao nỗi oan khiên, bất hạnh xảy đến cho đời Kiều liền sau đó.

Mùa xuân có chín mươi ngày nắng mới (Thiều quang chín chục…- Truyện Kiều, Nguyễn Du) sưởi ấm cái lạnh rớt của mùa Đông năm trước. Và trong màu nắng mới, vạn vật vừa kịp bừng thức, làm nên cảnh đẹp của mùa Xuân để cho thi nhân phải hết lời ngợi ca:“Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” (Xuân Diệu).

Mấy ai chẳng là khách du xuân? Mới sáng mồng một, ông tôi khăn điều, áo đỏ, gậy trúc, guốc tre đi ra hội đình để cùng dự cúng tế với các bô lão, kỳ mục ở trong làng. Du xuân ba ngày tết là đi ra đình làng khai hội xuân, đi chùa hái lộc đầu xuân, đi mừng tuổi họ nội - họ ngoại, đi thăm xuân, chúc tết:“Bắt chước ai ta chúc mấy lời…” (Thơ Trần Tế Xương)… Kế đó, người ta còn có bao nhiêu lễ hội nữa kéo dài trong cả mùa Xuân: Đi Tết nguyên tiêu ở đền chùa để cầu Phước Lộc (vì Đi chùa một năm, không bằng Rằm tháng giêng - Tục ngữ) đi Hội thơ nguyên tiêu để tham dự vào cuộc ngâm vịnh thơ phú mỗi năm chỉ có một lần; đi dự các lễ hội hằng năm ở các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh… Ở quê Bình Định, mới mồng 5 tết đã tưng bừng lễ hội chiến thắng Đống Đa ở nơi phát tích sự nghiệp anh hùng của ba anh em nhà Tây Sơn.

Tới đầu tháng Ba, mùa xuân đã đi qua hết 2 / 3 thời gian: “Thiều quang chín chục, đã ngoài sáu mươi”, nhưng cái không khí hội xuân thì vẫn còn nguyên vẹn: “Thanh minh trong tiết tháng ba / Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh” (Kiều, Nguyễn Du) . Thời gian dành cho tu tảo phần mộ (tức chạp mả, ở Bình Định còn gọi dẫy mả) kéo dài từ tháng Chạp năm trước đến tháng Ba năm sau. Theo phong tục, ngày chạp mả là ngày hội của gia tộc. Con cháu ở đâu cũng về đi chạp mả, đông đến trắng gò, và coi đó là tỏ lòng biết ơn đối với Tổ tiên, ông bà quá cố, là sống hướng về cội nguồn, tổ tông, như “cây có cội nước có nguồn”. Và trong tiết Thanh minh, người ta cũng sẵn lòng chạp mả, đốt nén nhang thơm phảng phất cho những mồ vô chủ (ai mà viếng thăm - Truyện Kiều, Nguyễn Du) để cầu cho những vong hồn dưới đáy mộ sâu đỡ phần cô quạnh. Bên cạnh ngày hội gia tộc (là tu tảo phần mộ), người ta còn có bao hội làng để tiếp nối cái hội làng giêng, hai. Các làng đua nhau cúng tế Thanh minh theo lệ “Xuân Thu nhị kỳ” ở ngôi đình làng thờ Thành hoàng (xóm nào có miễu Thanh minh thì còn cúng tế Thanh minh ở miễu nữa). Và việc cúng tế thường đi kèm với tổ chức hát bội cho bàn dân thiên hạ xem. Việc này thành lệ đã lâu, cho nên dân gian mới có thành ngữ “Trong chay ngoài bội” để mô tả cái hội làng tưng bừng này.

Cuộc du xuân nào chẳng đông vui, chẳng trên bến dưới thuyền. Gặp chỗ phồn hoa đô hội, đâu vắng cảnh dập dìu tài tử giai nhân, ngựa xe như nước áo quần như nen (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Mỗi cuộc du xuân, người ta được đắm hồn trong cảnh sắc mùa xuân quê hương, là dịp cho người ta tìm hiểu thêm về phong tục, tập quán của một miền đất, một vùng quê, về lịch sử, truyền thống của địa phương và dân tộc mà người ta vẫn yêu quý và tự hào. Du xuân còn là dịp cho những cuộc gặp gỡ giao lưu, anh trai làng làm quen với cô thôn nữ, giai nhân chẳng hẹn mà gặp người tài tử. Như ngày xưa Thúy Kiều gặp Kim Trọng, như cô bé đi hội chùa Hương và chàng trai lẻo đẻo theo sau trong thơ Nguyễn Nhược Pháp: “Em đi chàng theo sau / Em không dám đi mau / Sợ chàng chê hấp tấp / Số gian nan không giàu” (Chùa Hương). Không chừng, bởi gặp nhau ngày du xuân đó mà nẩy sinh ra những kỷ niệm khó quên, chuyện nhân tình nhân ngãi, chuyện rủi may duyên phận khó lường. Nhờ Phật Trời phù hộ, mẹ ta được tuổi cao, nhưng vì sức đã yếu, mẹ không đi dự hội xuân được. Dẫu vậy, lòng mẹ vẫn vui, vẫn náo nức khi nghe tiếng trống chèo: “Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ / Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay” (Thơ Nguyễn Bính).

Nay đã khác xưa nhiều. Đường làng hồi xưa đường đất, cỏ mọc lan mới có “đạp thanh”, nay tráng nhựa, đổ bê – tông xe ô - tô, xe máy chạy, làm sao có anh trai làng lại đủng đỉnh “một mai một cuốc một cần câu” như thuở cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm còn sống, ở ẩn và làm thơ. Nhìn xem, bao người ở các vùng quê, các tỉnh lẻ đến các thành phố lớn làm ăn. Mỗi năm bà con về quê một lần để đoàn tụ gia đình và ăn tết. Cuộc đoàn tụ chưa đủ ấm mái gia đình, mới mồng hai, mồng ba…sau tết, nhiều người lại hối hả lên tàu xe trở lại thành phố. Cho kịp bắt đầu cuộc mưu sinh của năm mới.

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

 
 
tiểu thuyết
truyện ngắn
thơ
lý luận phê bình văn học
những bài báo
điện ảnh, âm nhạc và
hội họa
truyện dân gian Việt Nam
và Thế giới
tư liệu sáng tác
tìm kiếm
Khách thăm: 3684955
Trang chủ
25.02.2012
Huỳnh Kim Bửu
thơ
Trang thơ Huỳnh Kim Bửu
Mỗi ngày, qua email, bình quân www.trieuxuan.info nhận được thơ, văn của 50 bạn viết gửi về. Thơ hay vẫn có, nhưng gặp được thơ hay thì hiếm. Đã lâu lắm, TX mới thấy hứng thú khi nhận được những bài thơ chứa chan tình, thốt ra tự cõi lòng, không uốn éo mầu mè, của Huỳnh Kim Bửu. Anh sinh năm nào, chưa cho TX và bạn đọc biết…
25.02.2012
Tư liệu
điện ảnh, âm nhạc và
hội họa
Còn hai ngày nữa là Lễ trao giải Oscar: Một Oscar hoài niệm và thức tỉnh
Sắc màu hoài niệm phủ tràn lên mùa giải Oscar 2012, trong bối cảnh Hollywood vừa trải qua một năm mà nhu cầu tái tạo những giá trị trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Lượng vé bán ra của các phim do Hollywood sản xuất đạt mức thấp nhất trong 16 năm trở lại đây tại khu vực Bắc Mỹ.
25.02.2012
Tư liệu
lý luận phê bình văn học
Chuyện làng Văn: Đâu là sự thật “Âm mưu giật giải nhờ đạo văn người đã khuất”?
Mong BBT các báo cần biên tập kỹ, tìm hiểu ngọn nguồn sự việc trước khi đăng bài quy kết, lên án. Nếu không, sẽ phạm lỗi vu cáo, chụp mũ! Sao mà giống hiện trạng ba chục năm về trước quá!
25.02.2012
Trần Vàng Sao
thơ
Thơ Trần Vàng Sao (5)
24.02.2012
Hà Minh Đức
Nguyễn Đình Thi - Chim phượng bay từ núi (16)
24.02.2012
Trần Vàng Sao
thơ
Thơ Trần Vàng Sao (4)

Đọc bài Nhớ Nguyễn Đ. của Nguyễn Khoa Điềm
24.02.2012
Tư liệu
lý luận phê bình văn học
Lịch sử kịch Noh
24.02.2012
Tư liệu
những bài báo
Chuyện làng văn nghệ: 'Giáo sư Xoay' chia sẻ lý do rời 'Hỏi xoáy đáp xoay'
24.02.2012
Trần Quang Quý
những bài báo
Nghe trong khoảng lặng Từ Quốc Hoài
24.02.2012
Nguyễn Ngọc Lợi
truyện ngắn
Trăng phía hạ tuần

Thơ Huỳnh Kim Bửu, do nhà văn Triệu Xuân giới thiệu

tiểu thuyết
truyện ngắn
thơ
lý luận phê bình văn học
những bài báo
điện ảnh, âm nhạc và
hội họa
truyện dân gian Việt Nam
và Thế giới
tư liệu sáng tác
tìm kiếm
Khách thăm: 3685100
Thơ
25.02.2012
Huỳnh Kim Bửu
Trang thơ Huỳnh Kim Bửu
Cảm xúc





Tôi về tìm lại ngõ xưa


Rêu phong nếp cũ, giọt mưa rơi buồn


Tưởng chừng ngày cũ đưa hương


Mà lòng như dạ lý hương thơm nồng.





Thương ai qua mấy nẻo vòng


Gặp hoa mắc cỡ nở hồng lối trưa


Vườn xưa xoài mận đung đưa


Thanh u một cõi giấc trưa đầy cành





Nhớ làm sao những giọt tranh


Mở bàn tay hứng tuổi xanh ngọc ngà


Hứng lời câu hát dân ca:


“Trách lòng bạn ngọc sao mà mau quên”





Tôi về đi lại lối quen


Cơn mưa bất chợt, mái hiên nhà người


Tình như giọt nước còn tươi


Trinh nguyên từ thuở mây trời rơi nghiêng.








Con còn ngọn gió đam mê





Cuối năm con về chạp mả


Trên cao cha mẹ yên nằm


Lòng con hóa thành nhang thắp


Hương đồng theo gió lên thăm.





Cuối năm con về chạp mả


Thưa cha, thưa mẹ, thưa đồng:


Mồ hôi xưa thành hạt lúa


Cho con giờ bớt long đong.





Cuối năm con về chạp mả


Cúc quỳ nở rực gò cao


Những con chim trời đậu xuống


Một vùng xanh ngát ca dao.





Con cầu mẹ cha siêu thoát


Hồn người nhập với hồn quê


Điệu hò - Đồng trăng - Nồm ngọt…


Con còn ngọn gió đam mê.








Kỷ niệm





Kỷ niệm là gì người nhé?


Phải chăng lời của gió sông


Cái hôm chuồn kim đạp nước


Cái đêm trăng phủ xuống đồng.





Kỷ niệm là gì người nhỉ?


Mà sao nhớ nhớ quên quên


Cái gì cũng thành của qúy


Thành tờ giấy đỏ, trang kim...





Kỷ niệm thật tình như gạo


Cho người đem nấu thành cơm


Thật tình như cha với mẹ


Đầy vườn hoa trái tỏa thơm.





Mai kia có người về đứng


Giữa chiều chùng xuống bến mơ


Dập dồn những cơn gió thổi


Đi hoài chưa hết chiều xưa.








Nắng





Tháng Tám nắng nám qủa bòng


Héo khô tàu chuối, nắng cong mái chùa.


Lạy trời tôi lạy nắng trưa


Trái xoan mặt đẹp nắng chừa giùm tôi.





Ký ức





Ký ức chạm vào quê hương


Cánh cò bay la bay lả


Tuổi thơ những ngày óng ả:


Mẹ, cha… và bậc thềm nhà.





Ký ức chạm vào trang vở


Mực tím, ngòi bút lá tre


Thả giữa sân trường tiếng vụ


Ù… u… như tiếng của trưa.





Ký ức chạm vào tình cũ


Giá đừng úa thếp trầu xanh


Dẫu mấy trăng tròn, trăng khuyết


Cứ như chưa lặn nguyệt Rằm.





Ký ức chạm vào ngày tháng


Rêu phong cho đến câu hò


Mỗi ngày một lần hóa thạch


Những liễu xanh soi mặt hồ…





Nếu như không còn ký ức


Quả thị sẽ rớt về đâu


Trầu cau ai trồng mà mọc


“Ngày xưa” Nội gởi chỗ nào?





7 / 2010








Mây





Về thăm trường cũ


Viên sỏi nhận ra mình


Ghế bàn làm mặt lạ


Thời gian cũng lặng thinh…





Về thăm trường cũ


Nhìn mây nhớ tóc thầy


Bạn bè giờ tứ xứ


Cơn mưa nhòa bóng cây.





Về thăm trường cũ


Lòng như là nôi đưa


Gió thổi xanh đến giờ


Câu ơn thầy nghĩa mẹ.





Đi suốt dãy hành lang xưa


Tìm bóng thầy nơi cửa lớp


Thấy mây bay lớp lớp


Trên vòm trời xanh lơ.





                                                                        


Mõ sừng





Chiều – chim bay mỏi


Vật vã ngọn khói đồng


Nỗi niềm muốn gởi hư không


Ngại chòm mây lữ thứ





Em từ viễn xứ


Chữ nghĩa cũng chau mày


Ngày tháng đong đầy


Cơn mê.





Chiều – trăng non


Ký ức mỏi mòn


Thôn nữ ra sông tắm mát


Ngại ngùng cò, vạc, cái nông…





Gió thổi hồng


Vườn xưa của mẹ


Không còn ngày tháng thong dong


Cho mẹ ăn trầu đánh răng đen nhánh.





Chầm chậm chiều


Mục đồng ngồi lưng trâu


Gõ niềm cô liêu


Vào mõ sừng.





Ngắm mai





Tháng Chạp về quê ngắm mai


ngắm má lúm đồng tiền giữa ngàn mai.


Yêu biết mấy


những cuộc đời hàm tiếu.





Tháng Chạp về quê ngắm sông


sông bồn chồn chảy.


Mẹ môi thắm cổ trầu cắn chỉ


ngàn năm còn đẹp mẹ quê.





Tháng Chạp về quê ngắm quê.


Quê nhà – tranh thủy mặc.


Viên gạch cổ thành rơi lối về.


Trăng khuya


rơi vào thinh không tiếng vạc…





Mùa Thu biết thở ra hương





Một ngày tinh anh áo trắng


Một ngày hồ thủy bình yên


Một đêm vạnh tròn Rằm nguyệt


Một lần ta thật có em.





Đó là mùa Thu vẹn nguyên


Đến từ mùa Thu vạn thuở


Chỉ có trong vườn bỡ ngỡ


Vàng Thu rơi khẽ bậc thềm…





Chúng mình sẽ đi vòng tuổi nhỏ


Tìm Thu trong màu áo tựu trường


Tìm mùa Thu biết thở ra hương


Và cửa lớp đón em ngày đi học.





9 /2005








Em chưa bước vội


Bãi này (1) sóng vỗ liên hồi


Đá mà gọi  ‘’trứng’’ mặn môi nụ đầu.


Ngại rằng tình biển quá sâu


Em chưa bước vội qua câu ân tình.


4/2005


(1) Bãi Trứng, còn gọi là bãi tắm Hoàng Hậu,


gần lầu Bảo Đại xưa ở Quy Nhơn.





Vướng lời yêu


Thi nhân nằm ngủ nơi này (1)


Nhân gian bỗng hóa đắm say một vùng.


Đồi Thơ sóng bước nhau cùng


Vướng chân, vướng áo, vướng từng lời yêu.





5/2005


(1)Đồi Thi Nhân trên Ghềnh Ráng - Quy Nhơn,


nơi yên nghỉ của thi sĩ Hàn Mặc Tử.





Hương ngát


Tháng Giêng em mặc áo dài


Em đi lễ hội, hoa cài phía tim.


Ngọn gió nào thổi êm đềm


Mang theo hương ngát từ thềm ngực em.





2/2005





Ngõ phong lan


Mười năm người về, trồng phong lan


Ngõ thành ngõ Hoa Lan


Xóm thành xóm Hoa Lan


Khách qua đường dừng một phút:


“Hương lan… Ôi nhẹ nhàng! ”.





Những tình đợi cất thành thơ





Có ai thăm chừng lá đỏ


Gió xuân đã thổi hay chưa?


Đò tình còn trôi chưa đỗ


Sông xuân một dải trong mưa.





Có ai thăm giùm hoa nở


Giọt sương có gội chiều qua?


Thương ai cầm xuân đi hỏi


Vu vơ một cõi Ta Bà.





Hỡi tình có thương không nhỉ


Mà em lỡ mất xuân thì


Có tại bóng chiều thủ thỉ


Ngàn dâu còn mãi xanh rì?





Xuân của đất trời thì mới


Xuân em chưa cũ bao giờ


Hỡi những ngày vừa chín tới


Những tình đợi cất thành thơ.





Thắm trầu





Đầu năm đi hái lộc tình


Lá ba lá bảy vận mình vào cây


Đầu năm hái lộc thang mây


Cành non nụ biếc vận cây vào mình.





Du Xuân đạp cỏ trường đình


Mùa đi bén gót đinh ninh gió ngàn


Ai đem tơ thả cho vàng


Những tình thôn nữ mơ màng với Xuân.





Đò chiều chở những tình quân


Bến thương ai đợi sông Ngân ai về


Khăn thêu quạt gấm che mưa


Ướt đầu chớ ướt câu thề sao đang.





Ông em ngồi chiếu việc làng


Vít cong xe điếu thơm hương cúng đền


Hội làng nửa buổi kéo lên


Dù dơi nón ngựa tình têm thắm trầu.








                              THÁNG GIÊNG





          Tháng giêng nghiêng chiều xuống mắt nai


                  Nghiêng những tình xa nhuộm tím ngày


                  Nghiêng em tròn mộng trăng mười sáu


                  Nghiêng một lần thôi giọt rượu cay.





                  Tháng giêng ai rót màu nắng mới


                  Rót xuống sân đình áo mở ba


                  Rót câu trung hiếu vào nam khách


                  Rót đến trăm năm vị đậm đà.





                  Tháng giêng viền cỏ mượt chân đê


                  Sông chảy đò xa lạnh bến quê


                  Làm sao người chẳng viền nỗi nhớ


                  Treo giữa xuân xanh mấy trăng thề?





                  Tháng giêng hái lộc chùa Nhân Qủa


                  Lộc chùa ta hái những sắc – không


                  Em có hái mười năm tình cũ


                  Làm yên cương cho một sắc ngựa hồng!








Thu phân





Thành phố vội vàng một dáng Thu


em chọn nẻo về: phố hàng cây long não


để đủ độ chiều cho em khép đôi tà áo


e ấp một tình Thu mòn mỏi đợi mong…





Một dòng Thu chảy xa tháng ngày bịn rịn


kỷ niệm mọc đôi bờ lau sậy xôn xao


sương khói chừng như một dải lụa đào


và có những lòng muốn làm bến bãi.





Một trận Thu phong trút vàng Thu… vàng Thu…


ngập lối đi những đôi nhân tình trong vườn tình tự


đó một nhịp Thu đi trong tình sử


để lại mùa sau vệt nắng soi thềm.





Em đã nghe thấy chưa lời dịu êm ấp ủ


về cuộc tình từ những ban mai


mặt trời trên ngọn tre và chim non tập hót


rồi ngày Thu phân đi qua để lại dấu hài.





Tiết Thu phân, Canh Dần





Tiếng trưa





Những con mắt nắng


Tinh nghịch với cánh đồng vàng


Với rạ rơm ngập đường làng


Khô giòn một nỗi nhớ.





Dòng mương mát trong


Chảy vào đồng sâu đồng cạn


Vào đêm trăng


Cánh diều tuổi nhỏ.





Đêm hội làng tở mở


Những áo mớ bảy mớ ba


Cầm câu ca cũ đi hỏi bạn vàng:


“Người ơi người ở…”





Những cái ngõ ngủ vùi giấc trưa


Những vườn cây thơm tự ngày xưa


Con chim cườm thả


Tiếng trưa.





Như chiếc lá rụng về cội


Em về


Có lọc hồn mình qua tháng ba?








Xin một chung rượu tràn





Có một người đợi Xuân


Để biết mình nhan sắc


Mùa Xuân xanh như tóc


Bay thành mây bồng bềnh.





Có một mùa Xuân nhỏ


Ghé vào mắt người tình


Em ơi đừng sợ vỡ


Một tình yêu thuỷ tinh.





Mùa Xuân không nói khẽ


Những lời xanh như mơ


Chỉ có niềm lặng lẽ


Từ trái tim vô bờ.





Đã mấy Xuân thênh thang


Cho mặc vừa áo mộng?


Xin một chung rượu tràn


Uống cuộc tình viên mãn.





H. K. B.


Tác giả gửi www.trieuxuan.info




































Số lần xem: 100 bản để in
Các tác phẩm đã đăng: Trở lại - Đầu trang
Trang thơ Huỳnh Kim Bửu - Huỳnh Kim Bửu 25.02.2012
Thơ Trần Vàng Sao (5) - Trần Vàng Sao 25.02.2012
Thơ Trần Vàng Sao (4) - Trần Vàng Sao 24.02.2012
Bằng Việt, Tác phẩm chọn lọc (14) - BẰNG VIỆT 22.02.2012
Trang thơ Nguyễn Khoa Điềm in trong Nguyệt san Văn Chương Ngày Nay số 5 - Nguyễn Khoa Điềm 21.02.2012
Khát trọn đời (2) - Huy Dung 20.02.2012
Chất vấn thói quen (3) - Phan Hoàng 20.02.2012
Thơ Trần Vàng Sao (3) - Trần Vàng Sao 20.02.2012
Thơ Trần Vàng Sao (2) - Trần Vàng Sao 19.02.2012
Thơ Trần Vàng Sao (1) - Trần Vàng Sao 19.02.2012