.


nơi hội tụ văn chương - nơi hội tụ văn chương - nơi hội tụ văn chương

Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010

Đèn dầu lạc một ngọn và hai ngọn

Page 1
1–6
superstar - member
603 posts
Đèn dầu lạc một ngọn và hai ngọn HTC sưu tầm mời các Bác xem!





...lung linh đèn dầu smile


__________________
Mobile: 0909278773
“Bạn phải cười và tìm thấy một chuyện vui, hài hước mỗi ngày.”
novice - member
45 posts
Rất ấn tượng dòng đèn gốm Nam Bộ, tuy 2 mà một như HTC và KHTN vậy. Cám ơn các bác đã cho thưởng lãm.
__________________
Mỗi ngày ta lại gặp nhiều niềm vui...
Nguyễn Xuân Trường
Tel: 0912124015
superstar - member
521 posts
Loại đèn vòi nhỏ, bụng to trong hay hay nhưng loại 2 vòi ấy ấy thì nỏ biết nên khen hay chê vì cái khó là ở 2 vòi...devil
__________________
phongluuqb.com - Thả bước tìm nơi chốn tụ quần.
superstar - member
652 posts
Ồ cũng hay lắm chứ !


Hai ngọn lửa lung linh
Đốt cháy một gia đình
Để cho hai chúng mình
Khỏi tranh dành rách việc
Mỗi đứa dùng một chiếc
Ai chơi ai làm việc
Cứ thả sức tung hoành
Dùng hai chiếc cho lành
Của em em lo giữ
Của anh mặc kệ anh
Hai ngọn lửa cứ xanh
Bên cạnh nhau cháy mãi
Không bao giờ tranh cãi
Mặc dầu lạc mất nhau.

xin chúc mừng!
 
__________________
OT-NB
novice - member
44 posts
Chào các bác !
hai cái đèn này có lẽ là đồ Lê , còn khá lành và trọn vẹn , chúc mừng bác !
__________________
Thanh NĐ
superstar - founder
895 posts
Đèn dầu lạc
Huỳnh Kim Bửu

 

 
Mở đầu truyện thơ Lục Vân Tiên, tác giả Nguyễn Đình Chiểu viết: “Trước đèn xem Truyện Tây Minh”. Cụ Nguyễn Đình Chiểu quê Bến Tre mà Bến Tre thời của cụ (cuối thế kỷ thứ XIX) chắc là chưa có đèn dầu hỏa, đèn điện. Vậy thì “đèn” trong câu thơ của tác giả Lục Vân Tiên hẳn là đèn dầu lạc?
Người quê tôi không gọi đèn đó là đèn dầu lạc mà gọi nó là đèn dầu phộng, hoặc đèn dầu phụng.
 
Đèn dầu lạc gồm có hai bộ phận: Đĩa đèn để đựng dầu và một sợi dây bông gòn xe săng làm tim đèn. Gần như tim đèn được nhúng hoàn toàn vào dầu, chỉ có một đầu gác trên vành đĩa. Người ta bật lửa đốt đầu này là có được ngọn lửa sáng leo lét. Tôi cũng thấy những tim đèn làm bằng bông vải hoặc mảnh “vải ta” sạch, ít thấy tim đèn bằng ruột bấc. Tim đèn lớn thì ngọn đèn đỡ leo lét, sáng hơn nhưng lại hao dầu. Đèn thắp lâu thì “tim lụn dầu hao”; lúc đĩa dầu cạn, đèn nở hoa đèn; trước khi tắt đèn phựt sáng, rồi tắt hẳn. Má tôi có gánh hàng xén buôn bán luân phiên ở các chợ quê vùng Phủ An. Đêm nào đang ngồi “làm hàng” để sáng ngày gánh ra chợ mà nhìn thấy ngọn đèn dầu có hoa đèn (cũng như nghe thấy tiếng chuột xạ reo trong góc xó nhà) là má mừng bảo: “Ngày mai nhất định má mua may bán đắt”. Đó là kinh nghiệm dân gian mà má tin, còn tôi thì thấy điều má tin có khi đúng và những khi như thế má thường mua về cho lũ con của má ở nhà nhiều quà bánh.
 
Cũng như bao nhà khác ở vùng quê tôi, ngọn đèn dầu lạc vẫn đêm đêm xua bóng tối trong ngôi nhà của ba má tôi. Ngọn đèn soi cho mâm cơm cả nhà, cho câu chuyện gia đình sau một ngày làm lụng vất vả… Ngọn đèn cũng soi cho ba chị em tôi ngồi học bài, cho má ngồi vá may… Nhiều hôm, ba tôi cũng thắp một ngọn đèn trên nhà trên ngồi đọc sách (ông vẫn thường đọc đi đọc lại các truyện Tam quốc chí, Ngũ hổ bình Tây… ) hoặc đối ẩm ấm trà ngon và luận bàn “chuyện đời” với ông bạn già hàng xóm. Tôi cũng thường gặp nhiều gia đình ở trong xóm Chùa có những tối ở thầm, không thắp đèn; vì sợ “tốn dầu đèn” hoặc sợ đàn mũi vo ve ngoài sân theo ánh sáng đèn bay vô nhà (Hồi xưa, người ta chưa ngủ mùng như bây giờ). Hồi chín năm kháng chiến, có những đêm văn công về làng cất sân khấu giữa sân đình, thắp một hàng đèn dầu lạc lên mà biểu diễn văn nghệ. Đèn này là những nắp vung đất nung lật ngửa đựng đầy dầu, còn tim đèn là những con cúi vải của bà thợ kéo sợi  trong làng. Đêm diễn vẫn đông người xem, được nhiều tiếng vỗ tay tán thưởng của khán giả.
 
Nho sinh “thập niên đăng hỏa” (mười năm đèn sách) đi thi đỗ Cử nhân, Tiến sĩ. Trong số họ, có nhiều người có thực tài, thực học và có ích cho đời. Học sinh trường Trung học Hòa Bình ngày trước vừa đi học vừa tham gia kháng chiến chống Pháp, đã có thời gian phải học đêm thay ngày để tránh máy bay địch bắn phá. Mỗi người đi học xách theo cây đèn dầu lạc (bấy giờ gọi là đèn thẩu – thẩu thủy tinh thay cho đĩa đèn) để chong học. Khó khăn là vậy mà thầy – trò vẫn thi đua dạy tốt học tốt.
 
Ngọn đèn dầu lạc luôn có mặt trong cuộc sống và là bạn thân thiết của con người. Ngọn đèn làm chứng cho lòng thành thực của người nói: “Nói có đèn làm chứng”. Người ta gởi gắm tâm sự cho đèn: “Đêm khuya rót đĩa dầu đầy / Bấc non không cháy, oan mày dầu ơi!” (Ca dao). Đèn vẫn ở bên cạnh những cảnh ngộ éo le của con người: “Đèn chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn” (Nguyễn Du). Những đêm trăng sáng, lũ nhỏ làng An Định chúng tôi thường ra cổng làng chơi và thường vỗ tay hát rập ràng: “Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng / Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn / Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn / Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây?” (Ca dao). Tôi đã nhiều lần nghe má kể câu chuyện rằng, ngày xưa ba bay mới quen má, vẫn thường thức đêm viết những lá thư xanh gởi má. Thư nào, ba cũng kết bằng câu: “Thôi nhé, giấy vắn tình dài, đĩa dầu đã cạn, em cho anh dừng bút và hẹn thư sau”!
 
Dân gian có câu chuyện cảm động về thiếu phụ Nam Xương nuôi con và trông chồng đi lính thú về. Đêm kia nàng đang ngồi trước đèn, chợt thằng bé hỏi: “Cha con đâu?”.  Nàng chỉ bóng mình in trên vách, trả lời rằng: “Cha con đó”.  Sau này, cha bé mãn hạn lính về, nó không nhận là cha mà cứ chỉ bóng trên vách bảo: “Đó là cha em và cha em chỉ đến với mẹ mỗi đêm về”. Điều này khiến cha nó sinh nghi rằng, mẹ nó ở nhà ngoại tình. Thiếu phụ không sao giải nỗi oan và nàng đã phải tự trầm mình ở bến Hoàng Giang gần nhà để mong được chồng hiểu nông nỗi mình.
 
Nhà ông Cả Lễ ở làng trên, mấy đời còn giữ được cái đèn Hoa Kỳ thắp bằng dầu hỏa. Cái đèn ấy, thân đèn và chụp đèn bằng sứ men màu trắng sữa, kiềng đèn và ba sợi dây xích treo bằng đồng. Đèn được chủ nhà treo ở nhà trên với bài trí cổ kính, cho nên vừa hợp vừa sang. Tôi thường thắc mắc, tại sao tên nó là đèn Hoa Kỳ? Mới đây đọc một bài báo nước ngoài, mới được biết nó là cái đèn “quảng cáo” của một hãng dầu hỏa Mỹ hồi đầu thế kỷ trước để họ bán được dầu hỏa ở Việt Nam, vì xứ này lúc đó  chưa chịu thắp đèn dầu lửa thay dầu lạc.
  
Có thể có trước hoặc sinh đồng thời với đèn dầu lạc là bó đuốc tre, cây đèn chai bằng dầu rái… Người ta đốt đuốc đi chơi đêm (Cổ nhân bỉnh chúc dạ du – Nguyễn Công Trứ) và đốt đèn chai đi soi ếch, nhái… Và cũng có ngọn lửa đốt lá đa, ánh đom đóm (1) thay đèn cho những anh học trò nghèo đêm đêm “ôn nhuần kinh sử để chờ kịp khoa”.
 
Cuộc tiến hóa của ngọn đèn tính đến nay đã đi xa lắm: Từ đèn dầu lạc đến đèn dầu hỏa, đến đèn điện, đèn pin... Đèn dầu lạc đã lùi quá xa vào quá khứ, và đối với nhiều người, nó đã khá mờ nhạt trong ký ức hoặc họ chưa bao giờ được nghe thấy.
 
 (1) Có tích “Tạc bích tụ huỳnh” : Đục tường
nhà láng giềng và bắt đóm bỏ vào chai để thay đèn ngồi học.
Đây nói về tình cảnh của anh học trò nghèo.
__________________
khanhhoathuynga.wordpress.com
mobile 0908758773
khanhhoastocks@yahoo.com
diendansuutam@gmail.com
khanhhoa@iPal.com

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010



Tản văn Huỳnh Kim Bửu


Ví không có buổi Đông tàn”
                                                                               

           Năm có bốn mùa, mỗi mùa có thú riêng. Nguyễn Bỉnh Khiêm yêu thích cái thú của bốn mùa: “Thu ăn măng trúc Đông ăn giá / Xuân tắm hồ sen Hạ tắm ao”. Vì chúng ta đang ở mùa Đông, cho nên bài này, tôi xin lạm bàn về cái thú mùa Đông ở quê tôi.
         
Mùa Đông ở đây bắt đầu từ những cơn mưa đầu mùa vào đầu tháng Mười âm lịch, thường là mưa chiều. “Tháng Mười ngó ra / Tháng Ba ngó vào” (Tục ngữ) ngó đây là ngó đám mây đen xuất hiện ở hướng bắc, thường phát cơn mưa chiều.
         Đến chừng giữa tháng Mười trở đi thì trời bắt đầu có những cơn mưa rả rích nối tiếp nhau, đó là mưa dầm, mưa tầm tã; nhìn ra dãy núi Bà thấy mây phủ, nhìn lên núi Mò O, thấy tuôn những dòng suối trắng xóa. Mưa dầm vài ba hôm, nước con sông Côn dâng cao. Cái làng quê của tôi đứng co ro trong gió mưa. Đây là lúc, các chợ quê bắt đầu bày bán những chiếc áo tơi lá, áo tơi chiếu cùng những hàng đó, giẹp, nơm, lờ đánh bắt cá đồng; đồng thời nơi gian hàng thực phẩm cũng bày bán những mẹt, những chậu cá đồng tươi sống vừa mới đơm bắt được trong lũ đầu mùa, trong nước lụt ói.
          Mấy ngày nay, người ta thường ở trong nhà, ít đi đâu ra ngoài, vì ngại cảnh đội mưa, lội bùn. Một hôm, có mấy người khách xuất hiện trên đường làng, họ vừa lội bùn bì bõm vừa say ngắm lũy tre làng ẩn hiện sau màn mưa, những mái tranh thở khói lam chiều mà họ cho là đẹp như tranh thủy mặc; được gặp và trò chuyện với những người đi đơm đó giẹp, đi đứng nhá, xúc cua trên cánh đồng nước lụt trắng lăng và nhiều tôm cá. Chẳng những thế, họ còn được hít thở mùi thơm phức của bánh xèo, cá đồng nướng, cá đồng kho, từ những mái nhà ai đó lan tỏa theo gió rồi đáp nhẹ vào mũi họ… Cũng nên nói, người quê tôi có cái thú ăn bánh xèo (đúc tôm thịt, dày) trong hơi mưa lạnh lẽo và tiếng mưa rơi rả rích. Nếu khách là người phong lưu, bậc tao nhân mặc khách được người quen trong làng cũng thuộc nòi tình cầm chân ở lại, khách sẽ được hưởng bao điều thú vị: Được mời ở trong ngôi nhà lá mái (hoặc ngôi nhà gạch năm gian hai chái) để hưởng sự ấm cúng, được cùng chủ nhân thù tạc rượu ngon, cơm canh cá đồng, đàm đạo văn chương, ngâm vịnh theo cái thú: “Thu ẩm hoàng hoa tửu / Đông ngâm bạch tuyết thi” của người xưa, mặc cho những cơn gió mưa ở bên ngoài. Cũng có thể ở đây, khách được ngắm vẻ đẹp “trong tranh” của người thiếu phụ ngồi lặng lẽ “đan đi đan lại áo len cho chồng” (Thơ TTKH) hoặc nghe chủ nhân kể câu chuyện một chinh phụ thương chồng ở trong làng, cứ mỗi độ Đông về, nàng lại sắm áo “ngự hàn” gởi ra cho chồng là chinh phu đang ở ngoài biên ải. Cảnh đó, sẽ khiến khách liên hệ đến câu thơ xưa: “Vũ vô kiềm tỏa nan lưu khách” để có cớ ở nán thêm vài bữa nữa với chủ nhân, với cái làng quê thịnh tình, hiếu khách. Trời mưa, làm cho những người có hồn nghệ sĩ hay bâng khuâng nghĩ ngợi, buồn vô cớ: “Tai nương nước giọt mái nhà / Nghe trời nằng nặng nghe ta buồn buồn” (Huy Cận) hay nhớ nhau không rõ nguồn cơn: “Mưa chi mưa mãi / Lòng nhớ nhung hoài / Nào biết nhớ nhung ai!” (Lưu Trọng Lư). Trong làng An Định, có kẻ giàu người nghèo. Người giàu mỗi năm một lần được hưởng cái thú áo dạ áo len, mền đơn mền kép. Ai có bụng tốt thì chạnh thương người chịu cảnh “cơ hàn”. Dầu sao, những gia đình nghèo cũng cố tìm cho mình có cái “thú” Đông về. Họ nằm ngủ ổ rơm mà so sánh với người có chăn êm nệm ấm, họ ăn cá đồng, ăn bánh xèo thỏa thích mà tưởng chừng mùa Đông, mặt nào đó, đã ưu đãi công bằng cho mọi người. Má mất đã mấy mươi cái giỗ, nhưng anh em chúng tôi vẫn thường nhắc những kỷ niệm mùa Đông với má. Nhớ cả nhà quanh bếp lửa hồng sưởi ấm và nghe má kể chuyện “đời xưa”, nhớ những đêm mấy má con cuộn tròn trong ổ rơm, nhớ dáng má nằm lắng nghe tiếng sấm cửa ồ ồ từ Giã (tên gọi các cửa biển, cũng để chỉ cho Quy Nhơn, theo cách gọi của dân gian thời ấy) vọng lên mà lo chuyện lành dữ của thời tiết…
         Rồi có một ngày thời tiết bỗng khủng khiếp lên: Mấy hôm bầu trời nặng như chì, kế tiếp là cơn bão từ biển Đông đổ bộ vào.
         Cả vùng thuộc hai bên con sông Côn bị bão lũ, đâu cũng xơ xác, tiêu điều. Trong làng An Định, những chiếc sõng úp lâu ngày trên rường nhà, nơi hiên nhà nay được “hạ thủy”. Sõng chở người chạy lũ, chở người đi vớt củi trôi, đi đuổi vịt đàn trôi lạc… Và kể cả những chiếc sõng đò dọc đò ngang dưới màu trời đùng đục nặng nề, màu nước bạc mênh mang. Tôi đã từng chứng kiến những túp nhà tranh gió cuốn, những ngôi nhà cũ nát trôi sông, những tình cảnh đáng thương và cả những tấm lòng vàng dành cho nhau để làm dịu nỗi đau của nhau trong ngày bão lũ tàn phá.
        Chỉ có lũ trẻ nhỏ dại khờ chúng tôi là “vô tư” trong những ngày bão lũ. Chúng tôi kéo nhau đi dẫm nước, chống sõng, chống bè, lấy bậc thềm nhà mình làm “bến thuyền”, vườn chuối nhà mình làm “xưởng đóng thuyền bè”… Tôi có kỷ niệm “ngày xưa” với thằng Nhịn, thằng Nghèo, con Nhín… trong những buổi lén má, lén anh Hai “tổ chức” hạ trộm cây chuối tơ trong vườn nhà ông Phó Thì để đóng cái bè chuối; với anh Cu Tý, người “khéo” bày tôi đi giở giẹp trộm, trút cá trộm của ông Mười Thắng để bị ông tóm cổ và nhận nước một trận thiếu điều chết… Đó, đều là những kỷ niệm đáng xấu hổ.
        Ông Trời in hình bão lâu cũng hết gió, mưa lâu cũng cạn nước, có ráng lắm thì cũng “Ông tha bà không tha, lụt hăm ba tháng Mười – Âm lịch”. Sau đó, người ta còn có non một nửa Mùa Đông, một cảnh Đông tàn với những ngày mưa phùn gió bấc. Những ngày này, nhà nông quê tôi tở mở ra đồng “chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”. Nông vụ tấn thời, họ vừa lo cho vụ Đông Xuân sắp tới vừa kháo nhau: “Năm tới, nhờ mưa thuận gió hòa, đồng ruộng thế nào cũng tốt, nhà nhà sẽ được cái cảnh no đủ”. Người ta vừa làm vụ Đông Xuân vừa tổ chức đám cưới, “đẩy mạnh” mùa cưới, bởi lẽ: “Gái sao gái chẳng biết lo / Đại tuyết, Đông chí nằm co một mình” (Ca dao). Cả tháng nay, nhiều nhà trong làng An Định cất rạp, chăng đèn kết hoa làm lễ đón dâu mới, đưa con gái về nhà chồng. Đám cưới rước qua bến đò Bầu Sáo, rước đi trên đường đê hoa gạo nở đỏ rồi vào làng cho trẻ già trai gái tò mò kéo nhau ra xem, ra trầm trồ cô dâu chú rể xứng đôi vừa lứa.
         Vừa mới rảnh việc đồng áng, ba tôi liền cuốc mảnh sân rêu nhà mình để trồng rau cải… Hằng ngày, từ sáng sớm, với ấm chè nóng đặt dưới hiên nhà, kèn thuốc lá trên môi, ba tôi bón tưới, chăm chút từng rò rau cải, nâng đỡ từng cây hành ngò… Trải qua mấy tiết Đông chí, Tiểu hàn, sân rau cải của ba tôi lên màu xanh mượt. Sân rau cải của các nhà khác ở trong làng cũng nhờ công chăm bón mà lên tươi tốt trong cái se lạnh của buổi cuối Đông.
        Và cũng trong cái se lạnh cuối Đông ấy, chợ làng họp đông người, người làng An Định sắm mâm cỗ ăn Tết Đông chí để tiễn đưa mùa Đông. Mâm cỗ nhà nào cũng thịt thà, cơm canh, giò chả, con gà quay tháng Mười mập tròn, tươm mỡ (Ếch tháng Ba gà tháng Mười – câu nói dân gian). Một hôm, ông Tú An Định (ông tên Lễ, đỗ Tú tài, nhưng người ta lấy tên làng gọi thay tên ông để tỏ sự kính trọng) đến nhà tôi chơi, đứng hồi lâu nhìn ngắm những chậu hoa mai, hoa cúc, hoa vạn thọ… trên thềm nhà nở hoa sớm và những giàn đậu Ngự, đậu Hòa Lan rung rinh hoa trái đầu mùa, ông cao hứng ngâm: “Ví không có buổi Đông tàn / Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày Xuân” rồi theo chân ba tôi vào nhà uống trà.