Ổ bánh mì nóng giòn
11.01.2011 bởi cuongdequynhon
Tản văn của Huỳnh Kim Bửu
Hồi xưa chỉ có dân thị thành mới ăn bánh mì, dân ở các làng quê ít có dịp. Bây giờ, người ở đâu cũng được ăn bánh mì, ăn cái ổ bánh mì nóng giòn; người ta đã có thói quen ăn bánh mì như ăn bánh tráng, bánh xèo, bánh bèo, bánh hỏi…
Bánh mì có từ lúc nào? Chắc chắn là không có sớm như bánh tráng để làm lương khô cho đạo quân vua Quang Trung hành quân đi đánh đuổi giặc Thanh, ở cuối thế kỷ XVIII; cũng không có sớm như bánh ít để đi vào ca dao cổ: “Muốn ăn bánh ít lá gai / Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi” lưu truyền cho đến nay, chắc cũng đã nhiều đời rồi. Người quê tôi bảo, bánh mì có từ thời Pháp sang, nó theo cùng rượu Sâm banh, sữa bò, cùng những chức quan do Tây tuyển dụng vào bộ máy cai trị của nó: “Thôi có làm chi cái chữ Nho / Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co / Sao bằng đi học làm thầy Phán / Tối rượu Sâm banh sáng sữa bò” (Trần Tế Xương – Nho tàn).
Bánh mì chế biến từ nguyên liệu chính là bột mì (không phải bột sắn, bột củ mì) ngoài ra còn có các thành phần nguyên liệu khác, như: muối, nước, trứng, men … cùng các phụ gia. Cái ổ bánh mì thông dụng là bánh mì vàng nóng giòn, bánh mì sanwich, còn bánh mì đen, trắng thì ít gặp… Thành phố Quy Nhơn hồi cách đây 40 – 50 năm, thấy làm ăn phát đạt, có lò bánh mì mà chủ nhân là một bà người Hoa ở đường Gia Long (nay là đường Trần Hưng Đạo). Những người thợ của bà phải làm việc từ nửa đêm để đến 3 – 4 giờ sáng cái bánh mì ra lò.
Buổi sáng sớm là lúc hoạt động “cao trào” của việc phân phối bánh mì. Bánh mì nhanh chóng có mặt ở khắp các đường phố, vào các quán ăn, nhà hàng… Trong đội ngũ bán hàng rong ở thành phố, phải kể đội ngũ bán rong bánh mì, trong đội ngũ bán rong bánh mì, trước hết phải kể những em bé bán bánh mì dạo mà hầu hết là con em các gia đình nghèo. Sáng sớm nào, người ta cũng gặp các em trên đường phố với cái bao vải màu mỡ gà đựng bánh mì đeo trên lưng (chứ không phải túi sách trên lưng – le sac au dos – như một nhà văn Pháp tả trong một tiểu thuyết của ông). Đường phố thì dài hun hút, chân các em thì non nớt. Các em vừa đi, vừa chạy lúp xúp, vừa rao: “Bánh mì nóng giòn đ…â…y!… Bánh mì nóng giòn đ…â…y!…”. Tiếng rao của các em lanh lảnh trên các đường phố rộng, trong các con hẻm sâu, nghe như có chút khẩn cầu. Bạn đồng hành với các em là các xe tủ kính đẩy tay, thúng bưng trên nách, đội trên đầu của các bà, các cô bán rong bánh mì không, bánh mì kẹp thịt, len lỏi cùng khắp, nhất là ở chỗ bến xe, nhà ga, trong chợ, ngoài trường học…. Rải rác còn có tủ kính bánh mì đặt cố định một chỗ trên các vỉa hè, trên các góc phố đông người. Mỗi sáng sớm, người ta cũng thường gặp những đoàn xe đạp chở bánh mì ra ngoại ô, về nông thôn. Trên “hành trình” xa ấy, bánh mì được giữ nóng bằng cách cho vào lồng đan nan tre phất hai lớp giấy bao xi măng và bao nhựa kín mít.
Tô bún, tô phở, hộp xôi… đều là những món đắt tiền hơn ổ bánh mì kẹp thịt. Không ít người đồng tiền bát gạo khó kiếm, đã chọn giải pháp cho bữa ăn sáng bằng ổ bánh mì không hoặc ổ bánh mì chan nhờ nước tương nơi tủ bánh mì vỉa hè, không dám mơ đến ổ bánh mì thịt. Ăn bát phở kèm ổ bánh mì là ăn cầu no; ăn ca ri – bánh mì, bánh mì – ớpla, bánh mì – pate, bánh mì chấm bơ, bánh mì chấm sữa nóng … là ăn theo gout của các ông Tây bà đầm. Giới làm ăn tất bật, mới sáng sớm, vào quán “kiếm” ly cà phê, nắm theo trên tay ổ bánh mì. Leo lên tàu, xe mà cầm theo ổ bánh mì là người tranh thủ thời gian, kẻo trễ xe tàu. Người lao động, nửa buổi, ăn ổ bánh mì, giản đơn mà lại “tái sản xuất sức lao động”, học sinh ôn thi tới khuya lơ khuya lắc, ăn ổ bánh mì, là “ăn vóc học hay”…
Ít ai không có kỷ niệm với ổ bánh mì. Hồi đi học ở Quy Nhơn, bạn bè vẫn phong tặng tôi danh hiệu nghệ sĩ Acmonica. Ấy, không phải vì tôi chơi tài tử món nhạc này mà bởi các bạn thường thấy tôi ăn bánh mì, động tác khá giống người thổi Acmonica; còn tôi thì chống chế lại bằng câu nói, cháy túi rồi, nhá bánh mì thôi. Ngày làm việc ở Hội Chữ Thập Đỏ Bình Định, tôi vẫn có dịp đi cùng các đoàn từ thiện xuống các vùng thiên tai bão lụt, và vẫn được “ngày 3 bữa” bánh mì ngay trên xe cùng các đoàn cứu trợ, ấy vậy mà thấy khỏe, thấy phấn khởi tinh thần, vì mình đang làm việc nhân đạo, cứu giúp người bị nạn. Hình như ít người thành phố lại “vô tư” đến không nắm địa chỉ những nơi bán bánh mì ngon. Ở Quy Nhơn, tới mua cái bánh mì bà Hường ở đường TBH, thấy bao nhiêu là điều bắt mắt: Tay cô con gái của bà thon búp măng, đeo nhẫn, cầm con dao Thái Lan thái chả, thái thịt, thái rau, rồi cũng bàn tay ấy rạch ổ bánh mì, kẹp thịt chả, kẹp dưa leo, cọng hành ngò xanh, lát ớt cay màu đỏ tươi, xịt nước tương vào cái ổ bánh, rồi đặt ổ bánh vào tờ giấy, cuộn lại, trao bằng hai tay hai mắt cho người khách đang vui vẻ đợi. Tất cả các động tác của cô bán hàng đều rất thành thạo, rất lịch sự, nó nhịp nhàng, khiến tôi nghĩ đến điều: Cô ta đang làm theo một điệu nhạc rất du dương ở trong hồn mình.
Trong lịch sử thế giới, không ít cuộc đấu tranh với khẩu hiệu: “Bánh mì cho chúng tôi”, “Chúng tôi cần có bánh mì”… Phụ nữ thế giới, cách đây 100 năm (1910 – 2010) đã giương cao khẩu hiệu “Bánh mì và hoa hồng” để đòi quyền làm việc ngày 8 giờ, việc làm ngang nhau và bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Sự kiện đó để lại cho ngày nay tinh thần của ngày kỷ niệm Quốc tế Phụ nữ 8 / 3 hằng năm.
Ngày nay, cái ổ bánh mì nóng giòn, cái bánh mì sanwich phổ cập đến mức, kể chi ở thành phố, ở nông thôn đám giỗ, đám cưới, người ta cũng đãi bánh mì ca – ri thay cho bát cơm nóng như hồi xưa. Xế nào cũng vậy, nhắm chừng bụng cơm trưa đã đói, cái ổ bánh mì lại lên tiếng: “Bánh mì sữa, đặc ruột thơm ngon, 2000 một ổ”… “Bánh mì sữa, đặc ruột thơm ngon, 2000 một ổ”… vang vang các đường phố. Người ở các nước là quê hương của bánh mì, nhưng sang Việt Nam thì vẫn khen cái bánh mì Việt Nam ngon hơn. Vì bánh mì nước họ rất mềm hoặc rất cứng, đen hoặc trắng, nóng hoặc nguội ngắt, chứ không như bánh mì Việt Nam vừa giòn, vừa xốp, có cạnh bánh giòn, thơm, hơi cháy vàng… ăn ngon tuyệt. Có nữ du khách người Nhật nói, bà ta mê bánh mì kẹp thịt ở Việt Nam, không mê phở bằng mê bánh mì.
H. K. B
Địa chỉ: Huỳnh Kim Bửu, 162 / 32 / 18 Nguyễn Thái Học , Quy Nhơn – Bình Định. ĐT: 0958 501562
Hồi xưa chỉ có dân thị thành mới ăn bánh mì, dân ở các làng quê ít có dịp. Bây giờ, người ở đâu cũng được ăn bánh mì, ăn cái ổ bánh mì nóng giòn; người ta đã có thói quen ăn bánh mì như ăn bánh tráng, bánh xèo, bánh bèo, bánh hỏi…
Bánh mì có từ lúc nào? Chắc chắn là không có sớm như bánh tráng để làm lương khô cho đạo quân vua Quang Trung hành quân đi đánh đuổi giặc Thanh, ở cuối thế kỷ XVIII; cũng không có sớm như bánh ít để đi vào ca dao cổ: “Muốn ăn bánh ít lá gai / Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi” lưu truyền cho đến nay, chắc cũng đã nhiều đời rồi. Người quê tôi bảo, bánh mì có từ thời Pháp sang, nó theo cùng rượu Sâm banh, sữa bò, cùng những chức quan do Tây tuyển dụng vào bộ máy cai trị của nó: “Thôi có làm chi cái chữ Nho / Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co / Sao bằng đi học làm thầy Phán / Tối rượu Sâm banh sáng sữa bò” (Trần Tế Xương – Nho tàn).
Bánh mì chế biến từ nguyên liệu chính là bột mì (không phải bột sắn, bột củ mì) ngoài ra còn có các thành phần nguyên liệu khác, như: muối, nước, trứng, men … cùng các phụ gia. Cái ổ bánh mì thông dụng là bánh mì vàng nóng giòn, bánh mì sanwich, còn bánh mì đen, trắng thì ít gặp… Thành phố Quy Nhơn hồi cách đây 40 – 50 năm, thấy làm ăn phát đạt, có lò bánh mì mà chủ nhân là một bà người Hoa ở đường Gia Long (nay là đường Trần Hưng Đạo). Những người thợ của bà phải làm việc từ nửa đêm để đến 3 – 4 giờ sáng cái bánh mì ra lò.
Buổi sáng sớm là lúc hoạt động “cao trào” của việc phân phối bánh mì. Bánh mì nhanh chóng có mặt ở khắp các đường phố, vào các quán ăn, nhà hàng… Trong đội ngũ bán hàng rong ở thành phố, phải kể đội ngũ bán rong bánh mì, trong đội ngũ bán rong bánh mì, trước hết phải kể những em bé bán bánh mì dạo mà hầu hết là con em các gia đình nghèo. Sáng sớm nào, người ta cũng gặp các em trên đường phố với cái bao vải màu mỡ gà đựng bánh mì đeo trên lưng (chứ không phải túi sách trên lưng – le sac au dos – như một nhà văn Pháp tả trong một tiểu thuyết của ông). Đường phố thì dài hun hút, chân các em thì non nớt. Các em vừa đi, vừa chạy lúp xúp, vừa rao: “Bánh mì nóng giòn đ…â…y!… Bánh mì nóng giòn đ…â…y!…”. Tiếng rao của các em lanh lảnh trên các đường phố rộng, trong các con hẻm sâu, nghe như có chút khẩn cầu. Bạn đồng hành với các em là các xe tủ kính đẩy tay, thúng bưng trên nách, đội trên đầu của các bà, các cô bán rong bánh mì không, bánh mì kẹp thịt, len lỏi cùng khắp, nhất là ở chỗ bến xe, nhà ga, trong chợ, ngoài trường học…. Rải rác còn có tủ kính bánh mì đặt cố định một chỗ trên các vỉa hè, trên các góc phố đông người. Mỗi sáng sớm, người ta cũng thường gặp những đoàn xe đạp chở bánh mì ra ngoại ô, về nông thôn. Trên “hành trình” xa ấy, bánh mì được giữ nóng bằng cách cho vào lồng đan nan tre phất hai lớp giấy bao xi măng và bao nhựa kín mít.
Tô bún, tô phở, hộp xôi… đều là những món đắt tiền hơn ổ bánh mì kẹp thịt. Không ít người đồng tiền bát gạo khó kiếm, đã chọn giải pháp cho bữa ăn sáng bằng ổ bánh mì không hoặc ổ bánh mì chan nhờ nước tương nơi tủ bánh mì vỉa hè, không dám mơ đến ổ bánh mì thịt. Ăn bát phở kèm ổ bánh mì là ăn cầu no; ăn ca ri – bánh mì, bánh mì – ớpla, bánh mì – pate, bánh mì chấm bơ, bánh mì chấm sữa nóng … là ăn theo gout của các ông Tây bà đầm. Giới làm ăn tất bật, mới sáng sớm, vào quán “kiếm” ly cà phê, nắm theo trên tay ổ bánh mì. Leo lên tàu, xe mà cầm theo ổ bánh mì là người tranh thủ thời gian, kẻo trễ xe tàu. Người lao động, nửa buổi, ăn ổ bánh mì, giản đơn mà lại “tái sản xuất sức lao động”, học sinh ôn thi tới khuya lơ khuya lắc, ăn ổ bánh mì, là “ăn vóc học hay”…
Ít ai không có kỷ niệm với ổ bánh mì. Hồi đi học ở Quy Nhơn, bạn bè vẫn phong tặng tôi danh hiệu nghệ sĩ Acmonica. Ấy, không phải vì tôi chơi tài tử món nhạc này mà bởi các bạn thường thấy tôi ăn bánh mì, động tác khá giống người thổi Acmonica; còn tôi thì chống chế lại bằng câu nói, cháy túi rồi, nhá bánh mì thôi. Ngày làm việc ở Hội Chữ Thập Đỏ Bình Định, tôi vẫn có dịp đi cùng các đoàn từ thiện xuống các vùng thiên tai bão lụt, và vẫn được “ngày 3 bữa” bánh mì ngay trên xe cùng các đoàn cứu trợ, ấy vậy mà thấy khỏe, thấy phấn khởi tinh thần, vì mình đang làm việc nhân đạo, cứu giúp người bị nạn. Hình như ít người thành phố lại “vô tư” đến không nắm địa chỉ những nơi bán bánh mì ngon. Ở Quy Nhơn, tới mua cái bánh mì bà Hường ở đường TBH, thấy bao nhiêu là điều bắt mắt: Tay cô con gái của bà thon búp măng, đeo nhẫn, cầm con dao Thái Lan thái chả, thái thịt, thái rau, rồi cũng bàn tay ấy rạch ổ bánh mì, kẹp thịt chả, kẹp dưa leo, cọng hành ngò xanh, lát ớt cay màu đỏ tươi, xịt nước tương vào cái ổ bánh, rồi đặt ổ bánh vào tờ giấy, cuộn lại, trao bằng hai tay hai mắt cho người khách đang vui vẻ đợi. Tất cả các động tác của cô bán hàng đều rất thành thạo, rất lịch sự, nó nhịp nhàng, khiến tôi nghĩ đến điều: Cô ta đang làm theo một điệu nhạc rất du dương ở trong hồn mình.
Trong lịch sử thế giới, không ít cuộc đấu tranh với khẩu hiệu: “Bánh mì cho chúng tôi”, “Chúng tôi cần có bánh mì”… Phụ nữ thế giới, cách đây 100 năm (1910 – 2010) đã giương cao khẩu hiệu “Bánh mì và hoa hồng” để đòi quyền làm việc ngày 8 giờ, việc làm ngang nhau và bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Sự kiện đó để lại cho ngày nay tinh thần của ngày kỷ niệm Quốc tế Phụ nữ 8 / 3 hằng năm.
Ngày nay, cái ổ bánh mì nóng giòn, cái bánh mì sanwich phổ cập đến mức, kể chi ở thành phố, ở nông thôn đám giỗ, đám cưới, người ta cũng đãi bánh mì ca – ri thay cho bát cơm nóng như hồi xưa. Xế nào cũng vậy, nhắm chừng bụng cơm trưa đã đói, cái ổ bánh mì lại lên tiếng: “Bánh mì sữa, đặc ruột thơm ngon, 2000 một ổ”… “Bánh mì sữa, đặc ruột thơm ngon, 2000 một ổ”… vang vang các đường phố. Người ở các nước là quê hương của bánh mì, nhưng sang Việt Nam thì vẫn khen cái bánh mì Việt Nam ngon hơn. Vì bánh mì nước họ rất mềm hoặc rất cứng, đen hoặc trắng, nóng hoặc nguội ngắt, chứ không như bánh mì Việt Nam vừa giòn, vừa xốp, có cạnh bánh giòn, thơm, hơi cháy vàng… ăn ngon tuyệt. Có nữ du khách người Nhật nói, bà ta mê bánh mì kẹp thịt ở Việt Nam, không mê phở bằng mê bánh mì.
H. K. B
Địa chỉ: Huỳnh Kim Bửu, 162 / 32 / 18 Nguyễn Thái Học , Quy Nhơn – Bình Định. ĐT: 0958 501562
Be the first to like this post.
Aó mà bị lột ra đàng dí ai!?
Thôi thì quan ghé lai rai
Dzới nàng thị Hến Mâm Trai là dzừa,
He he…CHẠY!
Aó mà bị lột có mào sáo sương.
Cào Phá dở giọng ương ương.
Hạ quan bị lột có đường mà dong.
Lên cao chót vót mà than thở gì.
Sợ chi nếu có bị đì
Bị lột quan cứ so bì được thăng.
Nai con ơi đừng có lo xa ‘trong xui có hên mà” dzậy là thọ lắm đó
Có dễ nuốt không EM?
“rồi đặt ổ bánh vào tờ giấy, cuộn lại, trao bằng hai tay hai mắt cho người khách đang vui vẻ đợi. Tất cả các động tác của cô bán hàng đều rất thành thạo, rất lịch sự, nó nhịp nhàng, khiến tôi nghĩ đến điều: Cô ta đang làm theo một điệu nhạc rất du dương ở trong hồn mình.”
Chưa gặp cô bán bánh mì bao giờ mà chỉ đọc lời anh kể mình cũng rất cảm mến và nếu ở gần mình sẽ đến mua mời cả nhà mình cùng ăn liền đó.
Thân chúc anh một mùa xuân mới an vui – hạnh phúc.
- Mình cũng thích bánh mì, còn mấy ông thì…thích phở hơn?
Vừa đọc bài này vừa nghe tiếng rao bánh mì nóng giòn nhớ
mỗi tối khoảng 20h mình phải xếp hàng để mua ổ bánh mì kẹp thịt ngon tuyệt mà trước kia mình đâu có.. ghiền.
mà nghe mắc cổ
buồn thấy mồ tổ
Ôi khổ!